choaudio.vn-loa-toan-dai-1-4

Những điểm giống và khác nhau?

Bạn đang quan tâm đến các thiết bị âm thanh trên thị trường và phân vân không biết cách phân biệt loa đồng trục và loa toàn dải như thế nào? Đừng lo vì Bảo Châu Elec sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn trong bài viết So sánh loa đồng trục và loa toàn dải: Những điểm giống và khác nhau?

Loa toàn dải
Loa đồng trục

Định nghĩa loa đồng trục

Loa đồng trục là tên gọi chung của các dòng loa có cấu tạo 3 củ loa bass, mid, treble cùng nằm trên một trục. Đồng trục có nghĩa là 3 củ loa cùng nằm trên 1 trục loa, thường thấy trong các sản phẩm loa vi tính, loa nghe nhạc, loa âm trần… ít dùng trong các dòng loa công suất lớn. 

Loa đồng trục

Loa đồng trục tách biệt giữa loa trầm, trung với loa tần số cao khiến âm vực phát ra rõ nét, phù hợp chơi những thể loại nhạc ballad ngọt ngào, nhẹ nhàng trong các không gian diện tích vừa phải. 

Khái niệm loa toàn dải

Loa toàn dải hay còn gọi là full range, thường dùng để mô tả các dòng loa có thể phát ra tín hiệu âm thanh đầy đủ cả ba dải tần trầm – trung – cao. Toàn dải có nghĩa là âm thanh được tái tạo đầy đủ 3 dải tần mà không phải nói về cấu trúc như loa đồng trục. Loa toàn dải được chia thành 3 loại phổ biến là: loa toàn dải 2 đường tiếng, 3 đường tiếng và 4 đường tiếng.

Loa toàn dải

Loa toàn dải cho người dùng thưởng thức chất âm hòa quyện mượt mà nhờ tín hiệu được phát ra từ cùng 1 củ loa. Loa full range chơi tốt những giai điệu du dương, nhẹ nhàng song có thể bị méo tiếng, rè tiếng khi thể hiện những bài nhạc quá sôi động.

So sánh điểm giống và khác nhau của loa đồng trục và loa toàn dải

Sau khi đã hiểu qua về khái niệm mỗi dòng loa, để bạn dễ dàng phân biệt loa đồng trục và loa toàn dải, Bảo Châu Elec gửi đến bạn thông tin so sánh các đặc điểm giống và khác nhau chi tiết như sau:

Điểm giống nhau

  • Việc sử dụng loa đồng trục và loa toàn dải trong hệ thống âm thanh giúp giảm diện tích tổng thể của thùng loa.
  • Mang đến chất âm đầy đủ các dải âm tần
  • Tái tạo âm thanh sắc nét, mượt mà và sống động
  • Phù hợp chơi những thể loại nhạc du dương, ngọt ngào như: R&B, jazz, ballad,…

Điểm khác nhau

Điểm khác nhauLoa đồng trụcLoa toàn dải
Bộ phận phân tần Có bộ phận phân tần để chia tần số ra cho các mảng loa được tách biệt.Không có bộ phận phân tần, kích thước củ loa dày và lớn để mọi dải tần số đều được xử lý trên một màng loa. Củ loa toàn dải có thể to gấp đôi củ loa trên các loa cùng công suất khác.
Số củ loaCủ loa bass và tweeter riêngChỉ có một củ loa.

Giá thành 

Loa đồng trục được sử dụng rộng rãi cho nhiều loại loa như: loa âm trần, loa máy tính, loa treo tường, loa xe ô tô,… với mức giá đa dạng. Dựa vào chất liệu cấu tạo gồm: màng, thùng loa, hay các linh kiện,… mà giá bán của loa đồng trục có thể có mức giá vài trăm, vài triệu đến vài chục triệu.

Loa toàn dải

Loa toàn dải là dòng loa yêu cầu khá cao về đặc tính kỹ thuật nên nằm trong phân khúc trung – cao cấp. Những chiếc loa dưới 1 triệu sẽ thường là loa công suất thấp và ít lựa chọn. Trong khi đó, những chiếc loa lớn hơn, chất lượng hơn có thể lên đến vài chục triệu.

Dấu hiệu nhận biết loa đồng trục và loa toàn dải chuẩn xác

Để đánh giá một thiết bị loa là đồng trục hay toàn dải, có một cách đơn giản là bạn chỉ cần nhìn vào đặc điểm phần loa bên ngoài. Với loa đồng trục, phần củ loa bass và treble sẽ được tách riêng. Trong khi loa toàn dải chỉ dùng một củ loa và không có sự tách biệt. 

Loa đồng trục

Trên đây là những thông tin so sánh điểm giống và khác nhau của loa đồng trục và loa toàn dải, hy vọng phần nào giúp bạn phân biệt được hai loại loa này một cách nhanh chóng ngay từ kiểu dáng bên ngoài. Để có thêm thông tin và sở hữu cho mình những thiết bị âm thanh trên thị trường, bạn hãy ghé thăm website choaudio.vn Chợ Audio của người Việt – Nơi đam mê bắt đầu

Về Tác Giả

Để lại Lời nhắn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *